Bối cảnh Vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận An

Tập đoàn Thuận An

Năm 2004, Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An được thành lập do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với vốn điều lệ khoảng 3,9 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty lúc mới thành lập và xây dựng hạ trình giao thông. Đến năm 2014, công ty tăng vốn điều lệ lên mức 300 tỷ đồng với 3 cổ đông lớn thuộc về ông Nguyễn Duy Hưng, 255 tỷ đồng; Nguyễn Thị Đoan Trang, 39 tỷ đồng và Nguyễn Hải Kiêm, 6 tỷ đồng. Năm 2021, vốn điều lệ công ty tăng lên mức 800 tỷ đồng và mở rộng nhiều lĩnh vực thông qua các công ty con trực thuộc tập đoàn bao gồm: Công ty Cổ phần phát triển công nghệ xanh được thành lập vào năm 2011 với ngành nghề chính là cung cấp năng lượng sạch cùng công nghệ cao, và Thuận An E&C vào năm 2015 với thi công công trình xây dựng. Theo Tuổi Trẻ, doanh nghiệp còn có tham gia vào thị trường bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.[1] Vào năm 2023, Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.[2]

Chiến dịch đốt lò

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã khởi xướng chiến dịch đốt lò.

Trong giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, nhiều người cho rằng ông đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển ở Việt Nam.[3] Đến năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện chiến dịch phòng chống tham nhũng mang tên "đốt lò" được khởi xướng bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.[4][3] Từ năm 2022, chiến dịch đã bắt đầu được đẩy mạnh.[5] Chiến dịch này đã khiến cho hai Chủ tịch nước Việt Nam từ chức (bao gồm Nguyễn Xuân PhúcVõ Văn Thưởng), nhiều cán bộ cấp cao khác trong chính phủ[3][6] và hàng nghìn người bị truy tố.[4] Hàng loạt các tập đoàn liên quan về kinh tế cũng không phải ngoại lệ như Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC và công ty con là Bamboo Airways,[7] Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh,[8] Trần Quý Thanh – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát,[9]Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.[10] Riêng vụ án Vạn Thịnh Phát sau đó đã được điều tra mở rộng và trở thành vụ án tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á.[11] Đến cuối tháng 3 năm 2024, các sai phạm xung quanh Tập đoàn Phúc Sơn cũng đã bị phát giác khiến cho nhiều cá nhân bị bắt giữ và bao gồm sự từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.[12] Tuy nhiên, cũng có nhiều cáo buộc cho rằng chiến dịch đang được sử dụng cho mục đích chính trị nhằm tranh giành quyền lực nội bộ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phát biểu phủ nhận cáo buộc này.[13]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận An https://dantri.com.vn/phap-luat/bat-chu-tich-va-to... https://tuoitre.vn/tap-doan-thuan-an-lam-an-ra-sao... https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tap-trung-luc... https://tuoitre.vn/chu-tich-flc-trinh-van-quyet-bi... https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-tan-hoang... https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-tan-hiep-... https://www.dw.com/en/vietnam-reels-from-historic-... https://web.archive.org/web/20231218045121/https:/... https://web.archive.org/web/20240412205337/https:/... https://web.archive.org/web/20240412223312/https:/...